Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
Cầu giao thông là bộ phận có tác dụng nối liền hai hay nhiều điểm với nhau để tạo thành một tuyến đường, đảm bảo thuận lợi cho quá trình di chuyển. Cầu có thể bắt ngang qua tuyến đường bộ, đường sắt nhưng phổ biến nhất là qua sông, suối, thung lũng,…nơi có địa hình hiểm trở nói chung. Vì vậy, kết cấu cầu đường đòi hỏi phải đảm bảo an toàn và vững chắc tuyệt đối để không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, phương tiện, môi trường,….Vậy cầu giao thông bao gồm những bộ phận nào? Hãy cùng Sài Gòn ATN tìm hiểu kết cấu của cầu đường bộ trong bài viết này nhé!
Cầu giao thông bao gồm rất nhiều bộ phận tạo thành. Tuy nhiên, nhìn chung thì có thể phân chia chúng thành ba bộ phận chính: phần trên, phần dưới và phần kết cấu phụ trợ.
1. Kết cấu phần trên
Kết cấu cầu giao thông phần trên gồm có nhịp cầu. Đây là bộ phận trực tiếp đỡ các tải trọng tác động trên cầu. Có nhiều loại kết cấu nhịp khá đa dạng, có thể phân loại theo nhiều hình thức:
- Phân loại theo sơ đồ tĩnh học:
+ Sơ đồ siêu tĩnh: Kết cấu liên tục, kết cấu khung dầm, kết cấu dây treo,...
+ Sơ đồ tĩnh định: Kết cấu mút thừa, kết cấu khung T nhịp đeo, kết cấu giản đơn,...
- Dạng các loại mặt cắt ngang khác: Dầm Pre- beam,...
2. Kết cấu phần dưới
Kết cấu cầu đường bộ ở phần dưới bao gồm các móng, mố, trụ, nền móng. Bộ phận này nhận toàn bộ các tải trọng truyền xuống từ phần trên và truyền lực trực tiếp đến địa tầng.
- Mố cầu: Là bộ phận nằm ở đầu cầu, nơi chuyển tiếp giữa cầu và đường, có tác dụng đảm bảo phương tiện di chuyển êm từ đường vào cầu và ngược lại. Ngoài ra, mố cầu còn có nhiệm vụ điều chỉnh dòng chảy và chống xói lở bờ sông.
- Trụ cầu: Trụ là bộ phận nằm giữa hai nhịp cầu liền kề để phân chia kết cấu nhịp.
3. Các kết cấu phụ trợ
Có 05 kết cấu phụ trợ chính trên cầu. Bao gồm:
- Mặt cầu: Là bề mặt phương tiện di chuyển. Mặt cầu chịu lực cục bộ do tác động trực tiếp của bánh xe nên cần phải có độ ma sát, độ chống mài mòn cao.
- Lề đường: Có thể bố trí khác mức hoặc cùng mức với đường xe chạy. Nếu bố trí cùng mức thì phải có dải phân cách để phân tách và đảm bảo an toàn.
- Lan can cầu: Vừa mang lại tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi di chuyển trên cầu.
- Hệ thống thoát nước trên cầu: Được bố trí dọc và ngang theo mặt cầu.
- Hệ liên kết trên cầu: Bao gồm khe co giãn và gối cầu.
+ Khe co giãn: Đảm bảo nhịp cầu có thể di chuyển trong phạm vi đã được tính toán sẵn do tác động của nhiệt độ nhằm bảo vệ kết cấu cầu đường.
+ Gối cầu: Là hệ liên kết của kết cấu phần trên và phần dưới cầu, có tác dụng truyền tải trọng từ nhịp xuống dưới.
Ngoài ra, kết cấu cầu đường bộ còn có thể có thêm các bộ phận khác như: biển báo, thông tin tín hiệu, đèn chiếu sáng, thiết bị kiểm tra,….
Một chiếc cầu đảm bảo an toàn theo đúng tiêu chuẩn có kết cấu gồm nhiều chi tiết nhỏ liên kết với nhau. Hi vọng qua những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây, bạn đã biết kết cấu cầu đường bộ gồm có gì. Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết!
Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
- Tìm hiểu hộ lan tôn mạ kẽm nhúng nóng
- Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
- Các loại lan can cầu thông dụng hiện nay
- Tìm hiểu về đinh phản quang 3M
- Tiêu chuẩn thiết kế hộ lan tôn lượn sóng
- Những sự cố thường gặp khi thi công sơn vạch kẻ đường
- Phân biệt ý nghĩa của các vạch sơn kẻ đường màu vàng
- Lý giải hiện tượng mặt gương cầu lồi mới mua về bị mờ
- Điểm giống và khác của gương cầu lồi PC với gương cầu lồi inox
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón
- Gờ giảm tốc chịu lực tối đa được bao nhiêu tấn?
- Các loại màng phản quang 3M được sử dụng làm biển báo giao thông