Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
Một trong những giải pháp góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông là sử dụng các loại cột đèn tín hiệu, biển báo. Tuy nhiên để phát huy tối đa tác dụng của các loại báo hiệu này thì chúng cần phải được trang bị thêm một lớp màng phản quang. Và màng phản quang này phải đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định. Trong bài viết này, Công ty Sài Gòn ATN sẽ chia sẻ với các bạn về những tiêu chuẩn màng phản quang giao thông.
Tiêu chuẩn về màng phản quang giao thông
Màng phản quang được phân chia thành 9 loại. Tất cả chúng khi được sử dụng để hỗ trợ cho các biển báo giao thông đều cần phải đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn theo TCVN 7887:2018 Màng phản quang giao thông dùng cho biển báo hiệu đường bộ do Bộ Khoa học và Công Nghệ ban hành, cụ thể:
- Hệ số phản quang: Là tỷ số giữa hệ số cường độ sáng của mặt phản xạ ánh sáng trên diện tích của chính nó. Mỗi một loại màng phản quang đều phải đạt hoặc vượt yêu cầu tối thiểu được quy định trong TCVN 7887:2018.
- Độ bền với thời tiết: Màng phản quang phải đảm bảo không xuất hiện các vết nứt, bong tróc,…trong điều kiện thời tiết tự nhiên và nhân tạo.
- Màu sắc ban ngày và độ bền màu: Hệ số độ sáng ban ngày của các loại màng phản quang phải phù hợp với hệ số độ sáng ban ngày và bằng hoặc vượt yêu cầu tối thiểu giới hạn màu chuẩn được quy định tại TCVN 7887:2018.
- Độ co ngót: Màng phản quang không được co ngót ở bất cứ chiều nào lớn hơn 0,8 mm trong 10 phút hoặc lớn hơn 3,2 mm trong 24 giờ khi tiến hành thử nghiệm.
- Độ bền uốn: Màng phản quang phải không bị nứt, gãy khi thử độ bền uốn, với đường kính trục nhỏ hơn hoặc bằng 3,2 mm.
- Khả năng tách lớp lót: Các loại màng phản quang có lớp kết dính phải dễ bóc tách và không bị đứt, rách hay bong keo dán ra khỏi màng phản quang khi thử nghiệm.
- Độ bám dính: Màng phản quang không bị tách một khoảng chiều dài lớn hơn 51 mm khi thử độ bám dính. Màng phản quang có lớp kết dính loại 1, 2 và 3 phải đảm bảo độ bám dính khi treo vật nặng 0,79 kg và 0,45 kg với màng kết dính loại 4.
- Độ bền va đập: Màng phản quang không được xuất hiện vết nứt, gãy hay bóc tách ở ngoài vùng chịu va đập khi thử nghiệm.
- Màu sắc ban đêm: Màu sắc ban đêm của màng phản quang phải phù hợp với yêu cầu trong bảng giới hạn màu chuẩn ban đêm được quy định tại TCVN 7887:2018.
Trên đây là những quy định về tiêu chuẩn màng phản quang giao thông. Hi vọng sau khi tham khảo những chia sẻ của Sài Gòn ATN, các bạn đã hiểu rõ hơn về giải pháp an toàn giao thông này. Nếu có nhu cầu mua màng phản quang giao thông, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp những sản phẩm chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn với giá rẻ. Xin cảm ơn!
Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
- Tìm hiểu hộ lan tôn mạ kẽm nhúng nóng
- Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
- Các loại lan can cầu thông dụng hiện nay
- Tìm hiểu về đinh phản quang 3M
- Tiêu chuẩn thiết kế hộ lan tôn lượn sóng
- Những sự cố thường gặp khi thi công sơn vạch kẻ đường
- Phân biệt ý nghĩa của các vạch sơn kẻ đường màu vàng
- Lý giải hiện tượng mặt gương cầu lồi mới mua về bị mờ
- Điểm giống và khác của gương cầu lồi PC với gương cầu lồi inox
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón
- Gờ giảm tốc chịu lực tối đa được bao nhiêu tấn?
- Các loại màng phản quang 3M được sử dụng làm biển báo giao thông