Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
Nắm rõ thứ tự và phạm vi hiệu lực của biển báo giao thông là vấn đề cần thiết và rất quan trọng với các lái xe để giúp nâng cao hiệu quả di chuyển cũng như tránh vi phạm luật. Chính vì vậy, nếu chưa rõ về vấn đề này, bạn hãy cùng tham khảo những thông tin Sài Gòn ATN chia sẻ bên dưới.
Phạm vi hiệu lực của biển báo giao thông
Theo dự thảo Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Quy chuẩn 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ thì hiệu lực biển báo giao thông được tính như sau:
- Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm, biển cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên mọi làn đường của chiều xe chạy;
- Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo cách đặt biển báo trên đường;
- Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh đi qua các nút giao (trừ giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị; khu đất lân cận mà phương tiện chỉ có thể ra, vào bằng một lối đi chung), biển hiệu lệnh phải được nhắc lại đặt phía sau nút giao theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không nhắc lại mặc định là biển đã hết hiệu lực. Ngoại trừ các biển R.420, R.421, các biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực và các trường hợp có quy định riêng.
- Biển báo khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của biển báo. Biển báo khi sử dụng kết hợp với các loại báo hiệu khác thì lái xe phải tuân thủ theo thứ tự hiệu lệnh của báo hiệu theo luật hiện hành.
Thứ tự hiệu lực của các hiệu lệnh giao thông
Thứ tự ưu tiên của các loại hiệu lệnh được quy định tại Điều 4, Quy chuẩn 41:2019/BGTVT. Từ ngày 01/07/2020, lái xe nên chú ý thực hiện theo đúng khi lưu thông trên đường. Cụ thể, cần chấp hành hiệu lệnh theo thứ tự như sau khi có nhiều hình thức báo hiệu ở cùng một khu vực:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc biển báo hiệu tạm thời;
- Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
- Hiệu lệnh của biển báo hiệu cố định;
- Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
Như vậy, hiệu lực của biển báo giao thông tạm thời (đi chậm, công trường,…) sẽ có giá trị cao hơn các loại báo hiệu khác như: đèn tín hiệu, biển báo cố định, vạch kẻ đường. Lái xe cần chú ý để thực hiện cho đúng.
Hi vọng sau khi tham khảo những thông tin Sài Gòn ATN chia sẻ, bạn đã hiểu rõ hơn về phạm vi hiệu lực của biển báo giao thông, từ đó thực hiện cho đúng để tránh bị phạt cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.
>> Xem thêm: Các loại biển báo tốc độ giao thông và mức xử phạt
Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
- Tìm hiểu hộ lan tôn mạ kẽm nhúng nóng
- Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
- Các loại lan can cầu thông dụng hiện nay
- Tìm hiểu về đinh phản quang 3M
- Tiêu chuẩn thiết kế hộ lan tôn lượn sóng
- Những sự cố thường gặp khi thi công sơn vạch kẻ đường
- Phân biệt ý nghĩa của các vạch sơn kẻ đường màu vàng
- Lý giải hiện tượng mặt gương cầu lồi mới mua về bị mờ
- Điểm giống và khác của gương cầu lồi PC với gương cầu lồi inox
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón
- Gờ giảm tốc chịu lực tối đa được bao nhiêu tấn?
- Các loại màng phản quang 3M được sử dụng làm biển báo giao thông