Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
Lắp đặt gờ giảm tốc là việc cần thiết để hạn chế tốc độ lưu thông của phương tiện tại vị trí cần di chuyển chậm như: đường cảng, trước cổng khu công nghiệp, giao lộ,….Tuy nhiên, có những tuyến đường, việc lắp các gờ giảm tốc cao su, thép đúc,…không phù hợp cả về thiết kế lẫn kinh phí. Vậy thì sơn gồ giảm tốc sẽ là giải pháp thay thế hoàn hảo nhất, không chỉ thi công nhanh mà còn rẻ. Vậy quy trình thi công sơn gờ giảm tốc độ được thực hiện như thế nào?
Tìm hiểu về sơn gờ giảm tốc
Vạch sơn gờ giảm tốc là các vạch sơn từ 5 - 7 cụm liên tiếp, nhô cao không quá 6mm so với mặt đường, thường nằm trước ngã ba, ngã tư,…có tác dụng cảnh báo người lái xe giảm tốc độ. Các cụm vạch này được sơn bằng loại sơn epoxy kẻ vạch chuyên dụng và sử dụng máy sơn nên chất lượng và tính thẩm mỹ, độ chính xác cao, thời gian thi công nhanh chóng.
Tiêu chuẩn vạch sơn gồ giảm tốc hiện hành được áp dụng theo Quyết định 1578/QĐ-BGTVT 2017. Mời bạn tham khảo chi tiết tại Bài viết này.
Quy trình sơn gờ giảm tốc
Cách sơn gờ giảm tốc khá đơn giản với quy trình sử dụng máy sơn chuyên dụng, bao gồm 03 bước như sau:
Bước 1: Vệ sinh mặt đường
Trước khi thi công lớp sơn giảm tốc mới cần loại bỏ vạch kẻ cũ (nếu có) bằng máy đục, máy xóa vạch kẻ đường và làm vệ sinh sạch sẽ mặt đường bằng chổi quét, máy thổi, máy hút. Nếu mặt đường ướt phải dùng máy sấy khô, đảm bảo nhiệt độ bề mặt trên 15 độ C.
Nếu sơn giảm tốc trên đường bê tông hoặc nhựa đã thi công trên 06 tháng thì cần phủ thêm một lớp nhựa lót để tăng độ bám dính cho sơn.
Bước 2: Nấu sơn dẻo nhiệt
Để nhiệt độ ở 100 độ C, đổ từ từ sơn vào nồi nấu và khuấy đều. Cho tiếp sơn vào và tiếp tục khuấy, duy trì nhiệt độ ở mức 180 - 220 độ C.
Bước 3: Tiến hành thi công sơn kẻ vạch
- Lăn một lớp sơn lót epoxy. Lớp sơn này có tác dụng tăng độ phủ, độ bám dính và bền màu.
- Đổ sơn đã nấu vào thùng của máy sơn, duy trì nhiệt độ từ 180 - 220 độ C rồi lăn lên lớp sơn lót.
- Dùng máy rắc bi phản quang lên vạch sơn với mật độ tối thiểu 375g/m2.
- Sau 15 - 20 phút (sơn đã khô hoàn toàn) thì kiểm tra lại chất lượng vạch sơn: chiều dài, chiều rộng, độ phủ màu, độ mịn, lượng bi phản quang,…đã đúng tiêu chuẩn hay chưa.
- Nếu sơn đã khô hoàn toàn và cụm vạch gờ giảm tốc đã đúng tiêu chuẩn, có thể cho các phương tiện lưu thông.
Cách sơn gờ giảm tốc hoàn toàn không quá phức tạp, không mất nhiều thời gian và đặc biệt là không tốn kém nhiều chi phí, rất thích hợp thực hiện trên các tuyến đường đô thị, quốc lộ, hẻm dân cư. Hi vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vạch sơn giảm tốc và quy trình sơn gờ giảm tốc thực hiện như thế nào. Cảm ơn bạn đã tham khảo bài biết.
Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
- Tìm hiểu hộ lan tôn mạ kẽm nhúng nóng
- Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
- Các loại lan can cầu thông dụng hiện nay
- Tìm hiểu về đinh phản quang 3M
- Tiêu chuẩn thiết kế hộ lan tôn lượn sóng
- Những sự cố thường gặp khi thi công sơn vạch kẻ đường
- Phân biệt ý nghĩa của các vạch sơn kẻ đường màu vàng
- Lý giải hiện tượng mặt gương cầu lồi mới mua về bị mờ
- Điểm giống và khác của gương cầu lồi PC với gương cầu lồi inox
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón
- Gờ giảm tốc chịu lực tối đa được bao nhiêu tấn?
- Các loại màng phản quang 3M được sử dụng làm biển báo giao thông