Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
Biển báo hiệu giao thông là một thành phần quan trọng, không thể thiếu trên các tuyến đường bộ. Chính vì thế mà việc lắp đặt biển báo cần phải tuân thủ theo đúng quy tắc do Nhà nước ban hành để đảm bảo người tham gia giao thông được an toàn và có tầm quan sát tốt nhất. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng Công ty Sài Gòn ATN tìm hiểu rõ hơn về quy định về lắp đặt biển báo giao thông đường bộ.
Quy định về lắp đặt biển báo giao thông đường bộ được nêu rõ tại Điều 20, 21, 22 và 24, chương 3, phần 2, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ. Cụ thể như sau:
Điều 20: Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường
- Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự di chuyển của người tham gia giao thông.
- Biển báo được đặt thẳng đứng, mặt quay về hướng đối diện chiều đi; Vị trí đặt biển báo về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Bên cạnh đó, còn tùy từng trường hợp mà có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.
- Nếu biển báo đặt trên cột (có thể đặt trên trụ chiếu sáng, trụ điện) thì khoảng cách mép ngoài của biển theo phương ngang đường cách mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5m và tối đa là 1,7m. Trường hợp đường không có lề, khuất tầm nhìn hoặc các trường hợp đặc biệt khác, được phép điều chỉnh theo phương ngang nhưng mép biển không được chờm lên mép phần đường xe chạy và cách mép không quá 3,5m.
Điều 21: Giá long môn và cột cần vươn
- Giá long môn và cột cần vươn có kết cấu chịu được trọng lượng biển báo hiệu và cấp gió bão theo vùng do Bộ Tài nguyên - Môi trường công bố.
- Chân trụ giá long môn và chân cột cần vươn đặt ở lề đường, vỉa hè, dải phân cách, đảo giao thông cách mép ngoài phần đường xe chạy (kể cả những nơi bố trí làn đường dừng xe khẩn cấp, làn đường tăng, giảm tốc) ít nhất 0,5m.
- Cạnh dưới của biển (hoặc mép dưới của dầm nếu thấp hơn cạnh dưới biển) khi treo biển trên giá long môn, cột cần vươn phải cách mặt đường ít nhất 5,2m (đối với đường cao tốc) và 5m (đối với các đường khác).
Điều 22: Độ cao đặt biển và ghép biển
- Biển báo được đặt chắc chắn cố định trên cột như quy định ở Điều 24 của Quy chuẩn này. Một số trường hợp có thể cho phép kết hợp đặt biển trên cột điện, cây cối hoặc những vật kiến trúc nhưng phải dễ quan sát và đảm bảo thẩm mỹ.
- Nếu biển báo đặt trên cột thì độ cao đặt biển tính từ mép dưới của biển đến mặt đường là 1,8m (đối với đường ngoài khu đông dân cư) và 2m (đối với đường trong khu đông dân cư) theo phương thẳng đứng. Biển báo “Hướng rẽ” số 507 đặt cao từ 1,2m đến 1,5m. Loại biển áp dụng riêng cho xe thô sơ và người đi bộ đặt cao hơn mặt, lề đường hoặc hè đường 1,8 m. Những trường hợp đặc biệt có thể thay đổi cho phù hợp nhưng không nhỏ hơn 1,2m, không quá 5m, do Cơ quan quản lý đường bộ quyết định.
- Khi có nhiều biển báo cần đặt ở cùng một vị trí, cho phép đặt kết hợp trên cùng một cột nhưng không quá 3 biển và theo thứ tự: biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo và đến biển chỉ dẫn.
Khoảng cách giữa các mép biển với nhau là 5cm, độ cao từ mép thấp nhất của các biển trong nhóm biển đến mặt đường là 1,7m (đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư) và 2m (đối với đường trong phạm vi khu đông dân cư).
- Trường hợp khó bố trí như quy định thứ tự nêu trên và số lượng nhiều, cho phép dùng 1 biển ghép hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng, trên đó có vẽ các hình biển đơn cần có theo thứ tự đã nêu. Khoảng cách giữa các mép gần nhất của các biển đơn và từ mép biển đơn đến mép biển ghép là 10cm.
- Nếu cần kết hợp một hoặc nhiều biển thuộc các nhóm biển: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển hiệu lệnh với biển phụ thì có thể cho phép bố trí hình hoặc biểu tượng biển phụ vào với hình biển báo chính trên cùng một mặt biển của một biển ghép có hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng.
Điều 24. Quy định về cột biển
- Cột biển báo hiệu phải làm bằng vật liệu chắc chắn (tốt nhất là bằng thép hoặc vật liệu khác có độ bền tương đương). Đường kính tiết diện cột tối thiểu 8cm ± 5mm.
- Tại nơi thường xuyên bị hạn chế tầm nhìn do sương mù hoặc có khả năng dễ bị xe va chạm vào ban đêm, các cột biển báo cần sử dụng vật liệu phản quang để tăng khả năng nhìn rõ.
Trên đây là những quy định về đặt biển báo giao thông đường bộ mới nhất mà Công ty Sài Gòn ATN muốn chia sẻ với các bạn. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn biết được vị trí và cách lắp biển báo hiệu giao thông được quy định tại văn bản nào, nội dung chi tiết là gì, từ đó có thể áp dụng để không thực hiện sai luật.
Tham khảo thêm: Bảng báo giá làm biển báo giao thông các loại
Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
- Tìm hiểu hộ lan tôn mạ kẽm nhúng nóng
- Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
- Các loại lan can cầu thông dụng hiện nay
- Tìm hiểu về đinh phản quang 3M
- Tiêu chuẩn thiết kế hộ lan tôn lượn sóng
- Những sự cố thường gặp khi thi công sơn vạch kẻ đường
- Phân biệt ý nghĩa của các vạch sơn kẻ đường màu vàng
- Lý giải hiện tượng mặt gương cầu lồi mới mua về bị mờ
- Điểm giống và khác của gương cầu lồi PC với gương cầu lồi inox
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón
- Gờ giảm tốc chịu lực tối đa được bao nhiêu tấn?
- Các loại màng phản quang 3M được sử dụng làm biển báo giao thông