Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
Những tiêu chuẩn gương chiếu hậu oto hiện hành được quy định tại QCVN 33:2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương chiếu hậu dùng cho xe ô tô, được Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học - Công nghệ trình duyệt, Bộ Giao thông Vận tải ban hành theo Thông tư số 57/2011/TT-BGTVT. Quy chuẩn này được biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN 6769:2001.
Quy định kỹ thuật chung tiêu chuẩn gương chiếu hậu ô tô
1. Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát.
2. Mép của bề mặt phản xạ gương phải nằm trong vỏ bảo vệ và mép của vỏ bảo vệ phải có bán kính cong “c” không nhỏ hơn 2,5 mm tại mọi điểm và theo mọi hướng. Nếu bề mặt phản xạ nhô ra khỏi vỏ bảo vệ thì bán kính cong “c” của mép biên phần nhô ra không được nhỏ hơn 2,5 mm và phải di chuyển được vào phía trong vỏ bảo vệ khi tác dụng một lực 50 N vào điểm ngoài cùng của phần nhô ra lớn nhất so với vỏ bảo vệ theo hướng vuông góc với mặt phản xạ gương.
3. Sau khi kiểm tra theo Phụ lục 4, gương chiếu hậu được lắp trên một mặt đỡ phẳng, tất cả các chi tiết, ở các vị trí có thể điều chỉnh của giá đỡ, bao gồm các chi tiết vẫn gắn với vỏ bảo vệ sau khi tiến hành kiểm tra theo Phụ lục 4, mà có khả năng tiếp xúc với quả cầu có đường kính 165 mm (trong trường hợp gương lắp trong), hoặc đường kính 100 mm (trong trường hợp gương lắp ngoài) phải có bán kính cong “c” không nhỏ hơn 2,5 mm. Mép của các lỗ để lắp đặt hay các chỗ lõm có chiều rộng nhỏ hơn 12 mm thì không phải áp dụng các yêu cầu về bán kính trên nhưng phải được làm cùn cạnh sắc.
4. Giá lắp gương lên xe phải được thiết kế như một hình ống có đường trục là trục quay của chốt hoặc khớp quay, đảm bảo gương dịch chuyển theo hướng va chạm tới sát gần bề mặt lắp giá gương.
5. Trường hợp gương lắp ngoài, các chi tiết được làm bằng vật liệu mềm có độ cứng không lớn hơn 60 Shore A thì không phải áp dụng các yêu cầu nêu tại 2 và 3.
6. Trong trường hợp gương lắp trong, các chi tiết nêu trong 2 và 3 được làm bằng vật liệu mềm, độ cứng nhỏ hơn 50 Shore A, được lắp trên một đế cứng thì quy định ghi trong 2 và 3 chỉ áp dụng cho đế.
7. Loại gương chiếu hậu (Class of rear-view mirrors) là tất cả các gương chiếu hậu có chung một hoặc nhiều chức năng hay đặc tính kỹ thuật.
a) Gương chiếu hậu loại I: là gương chiếu hậu lắp trong; gương này được thiết kế sao cho người lái có vùng quan sát như hình 1.
Hình 1 - Gương chiếu hậu lắp trong ô tô
b) Gương chiếu hậu loại II và III: là các gương chiếu hậu lắp ngoài “chính”; gương này được thiết kế sao cho người lái có vùng quan sát như các hình 2, 3.
Hình 2 - Gương chiếu hậu lắp ngoài “chính”, GVW ≤ 2 tấn
Hình 3 - Gương chiếu hậu lắp ngoài “chính”, GVW > 2 tấn
c) Gương chiếu hậu loại IV: là gương chiếu hậu lắp ngoài “góc rộng”; gương này được thiết kế sao cho người lái có vùng quan sát như hình 4.
Hình 4 - Gương chiếu hậu lắp ngoài “góc rộng”
d) Gương chiếu hậu loại V: là gương chiếu hậu lắp ngoài “nhìn gần”; gương này được thiết kế sao cho người lái có vùng quan sát như hình 5.
Hình 5 - Gương lắp ngoài “nhìn gần”
Quy định về kích thước tiêu chuẩn gương chiếu hậu ô tô
1. Các kích thước của bề mặt phản xạ gương lắp trong (loại I) phải đảm bảo để có thể vẽ nội tiếp một hình chữ nhật có một cạnh 4 cm và cạnh kia có chiều dài “a”.
2. Gương lắp ngoài (loại II và III):
a) Các kích thước của bề mặt phản xạ phải đảm bảo để có thể vẽ nội tiếp được:
- Một hình chữ nhật cao 4 cm và chiều dài “a” cm,
- Một đường có chiều dài “b” cm song song với chiều cao hình chữ nhật.
b) Giá trị nhỏ nhất của “a” và “b” được cho trong bảng 1 dưới đây:
Bảng 1 - Giá trị nhỏ nhất của a và b Loại gương chiếu II Loại phương tiện abM2, M3, N2 & N3 20 M1 và N1, N2 và N3 (trong trường hợp áp dụng) III 7Đơn vị tính: cm
3. Bề mặt phản xạ gương lắp ngoài góc rộng (Loại IV) phải có dạng đơn giản và có kích thước phù hợp để tạo ra vùng quan sát được nêu tại mục 7 Quy định kỹ thuật chung.
4. Bề mặt phản xạ gương lắp ngoài nhìn gần (Loại V) phải có dạng đơn giản và có kích thước phù hợp để tạo ra vùng quan sát được nêu tại mục 7 Quy định kỹ thuật chung.
Quy định về hệ số phản xạ và bề mặt phản xạ gương chiếu hậu ô tô
1. Bề mặt phản xạ của gương phải là dạng phẳng hoặc cầu lồi.
2. Đối với gương cầu lồi, giá trị của “r” không được nhỏ hơn:
- 1200 mm đối với gương lắp trong (loại I) và gương lắp ngoài “chính” loại III,
- 1200 mm đối với gương lắp ngoài “chính” loại II,
- 300 mm đối với gương lắp ngoài “góc rộng” (loại IV) và gương lắp ngoài nhìn gần (loại V).
3. Sự khác nhau giữa các bán kính cong của gương cầu lồi:
a) Sự khác nhau giữa ri hoặc r'i và rP tại mỗi điểm khảo sát không được vượt quá 0,15r;
b) Sự khác nhau giữa các bán kính cong (rP1, rP2, rP3) và r không được vượt quá 0,15r;
c) Khi “r” không nhỏ hơn 3000 mm, giá trị 0,15 r nêu trong a) và b) được thay bằng 0,25 r.
4. Hệ số phản xạ của gương, được xác định theo phương pháp mô tả trong phụ lục 2 của quy chuẩn này, không được nhỏ hơn 40%.
Quy định về độ bền va chạm bề mặt phản xạ và độ bền uốn của vỏ gương
1. Các loại gương chiếu hậu, ngoại trừ loại gương lắp ngoài “nhìn gần” (loại V), phải được kiểm tra độ bền va chạm của bề mặt phản xạ và độ bền uốn của vỏ bảo vệ theo Phụ lục 4 và Phụ lục 5.
2. Gương không bị vỡ trong quá trình thử. Tuy nhiên, cho phép có chỗ vỡ trên bề mặt phản xạ của gương nếu gương được làm bằng kính an toàn hoặc gương thỏa mãn điều kiện sau: Mảnh kính vỡ vẫn dính vào mặt trong của vỏ bảo vệ hoặc dính vào một mặt phẳng gắn chặt trên vỏ bảo vệ, ngoại trừ một phần mảnh kính vỡ cho phép tách rời khỏi vỏ bảo vệ miễn là kích thước mỗi cạnh của mảnh vỡ không vượt quá 2,5 mm. Tại điểm đặt lực, cho phép những mảnh vỡ nhỏ có thể rời ra khỏi bề mặt gương.
3. Nếu giá đỡ gương bị hư hỏng, trong phép thử va chạm đối với gương chiếu hậu lắp trên kính phía trước, phần còn lại không được nhô ra khỏi chân đế hơn 1 cm và hình dạng phần còn lại sau khi thử phải phù hợp với điều kiện mô tả trong mục 3 Quy định kỹ thuật chung.
4. Không áp dụng việc thử theo Phụ lục 4 đối với gương lắp ngoài, nếu không có chi tiết nào của gương thấp hơn 2 mét tính từ mặt đất, kể cả vị trí điều chỉnh, khi xe ở điều kiện chất tải tương ứng với mức trọng tải tối đa cho phép theo thiết kế.
Điều kiện này cũng được áp dụng nếu các thiết bị gắn kèm gương (đế gương, tay gương, khớp quay.....) đặt thấp hơn 2 mét tính từ mặt đất nhưng không nhô ra khỏi chiều rộng toàn bộ của xe, được đo trên mặt phẳng thẳng đứng cắt ngang qua điểm lắp gương thấp nhất, hoặc bất cứ điểm nào thuộc mặt phẳng này nếu biên dạng ngang của điểm đó có chiều rộng toàn bộ lớn hơn.
Trường hợp này phải có hướng dẫn chỉ rõ cách lắp đặt gương để thỏa mãn những điều kiện nêu trên về vị trí của các chi tiết gắn kèm gương lắp đặt trên xe.
Trong trường hợp áp dụng điều khoản này thì ở giá đỡ gương phải được đánh dấu rõ ràng bằng biểu tượng 2∆m. Ngoài ra, giấy chứng nhận chất lượng cũng phải ghi nhận điểm này.
Trên đây là các tiêu chuẩn gương chiếu hậu ô tô Sài Gòn ATN muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng rằng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã biết được loại gương an toàn và đúng tiêu chuẩn phái đáp ứng được những yếu tố gì. Từ đó, chú ý lựa chọn sản phẩm đạt chất lượng để không vi phạm luật cũng như đảm bảo được an toàn khi tham gia giao thông. Nếu bạn có nhu cầu cần mua gương cầu lồi xe ô tô, xe tải chất lượng với giá hợp lý, hãy liên hệ ngay với Công ty Sài Gòn ATN chúng tôi qua số Hotline: 0934 638 458 để được phục vụ một cách nhanh nhất. Xin cảm ơn!
>> Xem thêm: Có nên lắp đặt gương cầu lồi vào kính chiếu hậu ô tô?
Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
- Tìm hiểu hộ lan tôn mạ kẽm nhúng nóng
- Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
- Các loại lan can cầu thông dụng hiện nay
- Tìm hiểu về đinh phản quang 3M
- Tiêu chuẩn thiết kế hộ lan tôn lượn sóng
- Những sự cố thường gặp khi thi công sơn vạch kẻ đường
- Phân biệt ý nghĩa của các vạch sơn kẻ đường màu vàng
- Lý giải hiện tượng mặt gương cầu lồi mới mua về bị mờ
- Điểm giống và khác của gương cầu lồi PC với gương cầu lồi inox
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón
- Gờ giảm tốc chịu lực tối đa được bao nhiêu tấn?
- Các loại màng phản quang 3M được sử dụng làm biển báo giao thông