Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
Công trình xây dựng là sản phẩm của khối ốc và sức lao động, được kết tinh từ các vật liệu thô để phục vụ cho cuộc sống. Có rất nhiều loại công trình để phục vụ cho những mục đích khác nhau. Chúng cần được phân cấp theo nhiều yếu tố để tạo điều kiện dễ dàng cho việc quản lý. Vậy phân cấp công trình là gì? Cách phân loại công trình xây dựng như thế nào?
Khái niệm phân cấp công trình là gì?
Phân cấp công trình là hình thức phân nhóm cho các công trình xây dựng theo một trong hai tiêu chí: quy mô công năng và tầm quan trọng hoặc quy mô kết cấu.
Phân cấp công trình theo quy mô công năng và tầm quan trọng dựa vào tầm quan trọng của công trình đó đối với sự phát triển của công trình đối với kinh tế - xã hội ở một phạm vi nhất định hoặc mức độ ảnh hưởng của công trình đối với con người, cộng đồng nếu có xảy ra sự cố. Còn việc phân loại theo quy mô kết cấu sẽ dựa vào các tiêu chí đã được Bộ quy định sẵn. Nhưng về cơ bản thì các công trình đều được phân thành 5 cấp: cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV.
Phân cấp công trình để làm gì?
Phân cấp công trình để làm gì là vấn đề được không ít người thắc mắc và quan tâm. Dưới đây chính là ý nghĩa của việc phân cấp, phân loại công trình xây dựng:
- Đáp ứng đúng các quy định kỹ thuật của từng loại công trình theo từng phân cấp để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
- Tạo điều kiện cho việc quản lý năng lực của chủ thể tham gia xây dựng cũng như xác định người có đủ năng lực quản lý xây dựng công trình đó. Chẳng hạn như: nhà thầu tham gia xây dựng công trình cấp I cần đáp ứng đủ những điều kiện nào,….
- Xác định trách nhiệm của người quản lý trước, trong và sau khi xây dựng công trình. Mỗi loại hạng mục công trình theo từng cấp thì đơn vị chịu trách nhiệm sẽ khác nhau.
- Quản lý chi phí đầu tư và các vấn đề liên quan khác như: thời hạn bảo hành, quy định công tác bảo trì, thẩm quyền giải quyết nếu có sự cố,….
Từ những ý trên, có thể thấy phân loại công trình xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc phân loại, phân cấp công trình, hạng mục không chỉ mang đến lợi ích cho các chủ thể trong hạng mục mà còn giúp các bên liên quan dễ dàng tiếp cận, xử lý khi cần thiết.
Phân loại công trình xây dựng theo công năng
Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng quy định việc phân loại công trình xây dựng theo công năng sử dụng bao gồm:
- Công trình dân dụng: Nhà ở, trường học, công trình thể thao, bến xe, nhà cộng đồng,….
- Công trình công nghiệp: Các công trình khai thác, sản xuất, công nghiệp xây dựng, phục vụ công nghệ điện tử, năng lượng,….
- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Các công trình thủy lợi, đập, hồ, ống dẫn nước, kênh rạch, công trình chăn nuôi và phục vụ nông nghiệp khác.
- Công trình giao thông: Cầu, đường bộ, đường thủy, sân bay, bến, bãi, đường sắt.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật: Công trình cấp thoát nước và xử lý nước thải, bãi chôn lấp xử lý rác, công trình phục vụ chiếu sáng đô thị.
- Công trình quốc phòng, an ninh: Các công trình thực hiện trên cơ sở vốn của Bộ công an hay Bộ quốc phòng nhằm phục vụ cho công tác an ninh, quốc phòng.
Tham khảo thêm: Tiêu chí phân loại cấp công trình giao thông đường bộ
Phân loại công trình xây dựng theo quy mô kết cấu
Đối với quy định về phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu sẽ dựa theo quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 03/2016/tt-BXD. Phục lục này quy định các tiêu chí phân cấp và cấp công trình từ cấp đặc biệt đến cấp I, II, III, IV đối với các hạng mục: nhà ở, các cột tháp, cáp treo, các công trình thủy lợi, thủy điện,….
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề phân cấp công trình xây dựng mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hi vọng qua bài viết này bạn đã biết phân cấp công trình là gì và nhằm mục đích gì cũng như nắm được các tiêu chí phân loại công trình xây dựng hiện hành.
Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
- Tìm hiểu hộ lan tôn mạ kẽm nhúng nóng
- Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
- Các loại lan can cầu thông dụng hiện nay
- Tìm hiểu về đinh phản quang 3M
- Tiêu chuẩn thiết kế hộ lan tôn lượn sóng
- Những sự cố thường gặp khi thi công sơn vạch kẻ đường
- Phân biệt ý nghĩa của các vạch sơn kẻ đường màu vàng
- Lý giải hiện tượng mặt gương cầu lồi mới mua về bị mờ
- Điểm giống và khác của gương cầu lồi PC với gương cầu lồi inox
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón
- Gờ giảm tốc chịu lực tối đa được bao nhiêu tấn?
- Các loại màng phản quang 3M được sử dụng làm biển báo giao thông