Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
Có rất nhiều người không phân biệt được lỗi đi sai làn đường, vạch kẻ và phần đường khi tham gia giao thông. Trong bài viết này, Sài Gòn ATN sẽ giúp bạn phân biệt làn đường, vạch kẻ và phần đường cùng ba lỗi đi sai làn đường đi sai vạch kẻ đường và phần đường. Bạn hãy cùng tham khảo để hiểu rõ hơn về những khái niệm này để tránh vi phạm khi tham gia giao thông nhé!
Làn đường là gì? Lỗi đi sai làn đường
Làn đường là một phần của đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường bằng các vạch kẻ, có đủ bề rộng để xe chạy an toàn theo quy định của pháp luật. Một phần đường có thể có một hoặc nhiều làn đường. Trên một làn đường chỉ có một hoặc một số loại phương tiện nhất định được phép đi.
Như vậy, lỗi đi sai làn đường là khi người tham gia giao thông đi không đúng làn đường dành cho phương tiện của mình, hay có thể hiểu là lỗi “lấn làn”.
Căn cứ theo quy định mới nhất là Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi đi sai làn đường sẽ bị xử phạt như sau:
- Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng. Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.
- Đối với xe máy: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng. Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 04 - 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.
- Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng; tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng. Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.
- Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện: Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng.
Vạch kẻ đường là gì? Lỗi đi sai vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu trên đường, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông. Có rất nhiều loại vạch kẻ đường với các chức năng khác nhau dựa vào hình dáng, vị trí sử dụng.
Lỗi đi sai vạch kẻ đường được hiểu là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của vạch kẻ đường, thường vi phạm ở những nơi có đường giao nhau, đặt biển báo hiệu hướng đi trên mỗi làn đường phải theo kết hợp vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường.
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa của màu sơn vạch kẻ đường
Biển R.411 - Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo
Cũng theo Nghị định 100 thì lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ có mức phạt như sau:
- Đối với ô tô: Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
- Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Phần đường là gì? Lỗi đi sai phần đường
Phần đường là phần của đường bộ sử dụng cho phương tiện qua lại. Một phần đường có thể có nhiều làn đường. Ngoài ra, trên phần đường cũng có dải phân cách để chia phần đường thành hai chiều riêng biệt hoặc phân chia các đường cho xe cơ giới, xe thô sơ hoặc nhiều loại xe khác trên cùng một chiều.
Như vậy, có thể hiểu lỗi đi sai phần đường là người điều khiển xe cơ giới đi vào phần đường dành cho xe thô sơ và ngược lại. Hiện nay, người vi phạm lỗi đi sai phần đường sẽ bị xử phạt như sau:
- Đối với ô tô: Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng, tước GPLX từ 01 - 03 tháng.
- Đối với xe máy: Phạt tiền 400.000 - 600.000 đồng.
- Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền 400.000 - 600.000 đồng.
- Đối với xe đạp: Phạt tiền 80.000 - 100.000 đồng.
- Đối với người đi bộ: Phạt tiền 50.000 - 60.000 đồng.
Hi vọng những thông tin Sài Gòn ATN chia sẻ trên đây đã giúp bạn phân biệt làn đường và phần đường, vạch kẻ đường dễ dàng hơn cũng như hiểu rõ về các lỗi vi phạm này. Từ đó, chú ý hơn khi tham gia giao thông để tránh bị xử phạt.
Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
- Tìm hiểu hộ lan tôn mạ kẽm nhúng nóng
- Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
- Các loại lan can cầu thông dụng hiện nay
- Tìm hiểu về đinh phản quang 3M
- Tiêu chuẩn thiết kế hộ lan tôn lượn sóng
- Những sự cố thường gặp khi thi công sơn vạch kẻ đường
- Phân biệt ý nghĩa của các vạch sơn kẻ đường màu vàng
- Lý giải hiện tượng mặt gương cầu lồi mới mua về bị mờ
- Điểm giống và khác của gương cầu lồi PC với gương cầu lồi inox
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón
- Gờ giảm tốc chịu lực tối đa được bao nhiêu tấn?
- Các loại màng phản quang 3M được sử dụng làm biển báo giao thông