Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp triển khai cung cấp dịch vụ thi công sơn vạch kẻ đường với nhiều mức giá và chế độ khác nhau. Tuy nhiên các nguyên tắc và quy cách sơn vạch kẻ đường cần phải đảm bảo theo đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ 41:2016/BGTVT do tổng cục đường bộ Việt Nam biên soạn.
Các nguyên tắc sơn vạch kẻ đường:
1. Thi công sơn vạch kẻ đường không được cao hơn mặt đường quá 6 mm và phải đảm bảo cho các phương tiện lưu thông thuận lợi, êm ái, không trơn trượt, giữ độ bám lốp xe tốt.
2. Vạch kẻ đường phải đảm bảo hợp lý với chiều rộng mặt đường phần xe chạy, tốc độ, lưu lượng phương tiện và người đi bộ; Đảm bảo hợp lý về tổ chức giao thông với từng tuyến đường; Có ý nghĩa giao thông thống nhất và bổ trợ cho đèn tín hiệu, biển báo.
3. Đối với đường cao tốc, đường có tốc độ từ 60 km/h và đường có tốc độ V85 từ 80 km/h trở lên, vạch kẻ đường phải được sơn phản quang. Các loại đường khác căn cứ vào khả năng tài chính.
Quy cách sơn vạch kẻ đường
1. Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường)
- Vạch phân chia tim đường dạng đơn, đứt nét: Vạch có chiều rộng 15 cm, chiều dài đoạn liền 1 - 3 m, chiều dài khoảng trống 2 - 6 m (gấp đôi đoạn liền).
- Vạch phân chia tim đường dạng đơn, nét liền: Bề rộng dày 15 cm.
- Vạch phân chia tim đường dạng đôi, nét liền: Bề rộng mỗi vạch 15 cm, khoảng cách giữa hai vạch từ 15 - 50 cm.
- Vạch phân chia tim đường dạng đôi gồm một nét liền và một nét đứt: Chiều rộng mỗi vạch 15 cm, khoảng cách giữa hai vạch từ 15 - 20 cm. Đối với vạch đứt nét, chiều dài đoạn liền 1 - 3 m, chiều dài khoảng trống 2 - 6 m (gấp đôi đoạn liền).
- Vạch xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy: Chiều rộng vạch 15 cm, khoảng cách trong giữa hai vạch từ 15 - 20 cm, chiều dài đoạn liền 1 - 2 m, chiều dài khoảng trống 3 - 6 m (gấp 3 lần đoạn liền).
2. Nhóm vạch phân chia làn xe chạy cùng chiều
- Vạch phân chia làn xe chạy cùng chiều dạng đơn, nét đứt: Bề rộng vạch 15 cm, chiều dài đoạn nét liền từ 1 - 3 m, chiều dài khoảng trống 3 - 6 m (gấp 3 lần đoạn liền).
- Vạch phân chia làn xe chạy cùng chiều dạng đơn, nét liền: Bề rộng vạch 15 cm.
- Vạch giới hạn làn đường ưu tiên: Bề rộng 30 cm, có thể là nét đứt hoặc nét liền. Đối với vạch nét đứt, bề rộng nét liền và khoảng trống bằng nhau (từ 1 - 2 m).
3. Vạch giới hạn mép phần đường xe chạy
- Vạch đơn, liền nét: Bề rộng vạch 15 - 20 cm.
- Vạch đơn, nét đứt, bề rộng vạch 15 - 20 cm, khoảng cách nét liền 0,6 m, khoảng trống 0,6 m.
Trên đây là các nguyên tắc và quy cách sơn vạch kẻ đường mà Công ty Sài Gòn ATN muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về việc thi công sơn vạch kẻ đường theo quy định ở nước ta. Nếu bạn cần thi công sơn vạch kẻ đường, hãy liên hệ với Công ty Sài Gòn ATN chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn!
Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
- Tìm hiểu hộ lan tôn mạ kẽm nhúng nóng
- Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
- Các loại lan can cầu thông dụng hiện nay
- Tìm hiểu về đinh phản quang 3M
- Tiêu chuẩn thiết kế hộ lan tôn lượn sóng
- Những sự cố thường gặp khi thi công sơn vạch kẻ đường
- Phân biệt ý nghĩa của các vạch sơn kẻ đường màu vàng
- Lý giải hiện tượng mặt gương cầu lồi mới mua về bị mờ
- Điểm giống và khác của gương cầu lồi PC với gương cầu lồi inox
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón
- Gờ giảm tốc chịu lực tối đa được bao nhiêu tấn?
- Các loại màng phản quang 3M được sử dụng làm biển báo giao thông