Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
Đèn tín hiệu là giải pháp góp phần làm giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông vô cùng hiệu quả. Đây là một trong những thiết bị bắt buộc phải có trên các tuyến đường. Nếu không tuân thủ theo hiệu lệnh của đèn giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt hành chính. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người không hiểu rõ ý nghĩa của các loại đèn tín hiệu, dẫn đến không thực hiện đúng. Để có thể nắm bắt và di chuyển đúng theo hệ thống đèn giao thông, hãy cùng Sài Gòn ATN tìm hiểu rõ hơn về các loại đèn tín hiệu giao thông đường bộ ở nước ta và ý nghĩa của chúng.
Hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ ở Việt Nam được phân làm 02 nhóm, bao gồm: Nhóm đèn tín hiệu chính và Nhóm đèn tín hiệu phụ với tổng cộng 6 loại đèn. Trong đó, nhóm đèn tín hiệu chính gồm có bộ ba đèn: xanh, đỏ, vàng. Còn nhóm đèn tín hiệu phụ gồm những loại đèn khác như: đèn chữ thập, bộ đèn hai màu, đèn thời gian, đèn mũi tên và đèn có hình người hay phương tiện giao thông.
1. Nhóm đèn tín hiệu chính
Nhóm đèn tín hiệu chính dùng để điều khiển giao thông có ba màu, được lắp theo thứ tự từ trên xuống dưới hoặc từ trái sang phải là: đỏ, vàng, xanh. Ý nghĩa của các màu sắc được quy định như sau:
Đèn đỏ: Không cho phép phương tiện đi.
Đèn vàng: Có hai loại đèn vàng là đèn bật sáng và đèn nhấp nháy.
- Đèn vàng bật sáng: Là dấu hiệu chuyển tiếp giữa đèn đỏ và đèn xanh. Lúc này, phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng xe. Trường hợp đã tiến sát vạch dừng xe, dừng lại sẽ gây nguy hiểm thì phương tiện cần phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
- Đèn vàng nhấp nháy: Các phương tiện được phép di chuyển nhưng phải chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác theo quy định.
Đèn xanh: Phương tiện được phép đi.
2. Nhóm đèn tín hiệu phụ
Tùy thuộc vào quy mô của nút giao thông, bên cạnh nhóm đèn tín hiệu chính sẽ có thể đặt thêm các loại đèn tín hiệu phụ. Chẳng hạn như:
Đèn chữ thập màu đỏ: Báo hiệu xe phải dừng lại, trường hợp xe đã tiến đến điểm giao nhau phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi điểm giao. Đèn chữ thập được gắn ở vị trí cao hơn, giúp người lái xe có thể quan sát được từ xa.
Đèn thời gian đếm ngược: Thể hiện thời gian có hiệu lực của các loại đèn chính.
Đèn tín hiệu mũi tên: Thể hiện chiều được đi hoặc không được đi của các phương tiện giao thông. Trường hợp đèn mũi tên có kèm theo hình ảnh của một loại phương tiện thì chỉ phương tiện đó mới phải chấp hành theo hiệu lệnh của đèn. Theo đó:
- Nếu hệ thống đèn có lắp đèn tín hiệu mũi tên màu xanh, các phương tiện chỉ được đi theo nhiều mũi tên khi đèn sáng. Khi đèn mũi tên xanh bật sáng cùng lúc với một đèn tín hiệu đỏ hoặc vàng, các phương tiện được phép đi theo chiều mũi tên nhưng phải nhường đường cho phương tiện từ các hướng đang được phép đi.
- Trường hợp đèn mũi tên màu đỏ được bật sáng cùng lúc với một đèn chính màu xanh, các phương tiện di chuyển theo chiều mũi tên không được phép đi và phải dừng ở vạch chờ riêng dành cho các xe đi theo hướng này.
Đèn tín hiệu dành cho người đi bộ: Đèn màu xanh có ý nghĩa người đi bộ được phép qua đường, đèn xanh nhấp nháy báo sắp hết thời gian được phép đi. Đèn màu đỏ có ý nghĩa người đi bộ không được phép qua đường và đèn đỏ nhấp nháy báo hiệu sắp hết thời gian.
Bộ đèn tín hiệu hai màu: Được lắp đặt ở nơi giao nhau giữa đường bộ với đường sắt, bến phà, cầu đất,…. Có ý nghĩa các phương tiện được phép đi nếu đèn xanh và không được phép đi nếu đèn đỏ.
Hi vọng rằng sau khi tham khảo những chia sẻ trên đây của Sài Gòn ATN, các bạn đã biết có mấy loại đèn tín hiệu giao thông và ý nghĩa của từng loại đèn là gì. Nếu có nhu cầu cần lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ, vui lòng liên hệ với Công ty Sài Gòn ATN chúng tôi qua số Hotline: 0934 638 458 để được tư vấn và báo giá chi tiết. Chúng tôi luôn sẵn sàng để tiếp nhận thông tin và hỗ trợ quý khách hàng. Xin cảm ơn!
Chơi game đánh bài online miễn phí-game bài online nhiều người chơi nhất
- Tìm hiểu hộ lan tôn mạ kẽm nhúng nóng
- Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
- Các loại lan can cầu thông dụng hiện nay
- Tìm hiểu về đinh phản quang 3M
- Tiêu chuẩn thiết kế hộ lan tôn lượn sóng
- Những sự cố thường gặp khi thi công sơn vạch kẻ đường
- Phân biệt ý nghĩa của các vạch sơn kẻ đường màu vàng
- Lý giải hiện tượng mặt gương cầu lồi mới mua về bị mờ
- Điểm giống và khác của gương cầu lồi PC với gương cầu lồi inox
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón
- Gờ giảm tốc chịu lực tối đa được bao nhiêu tấn?
- Các loại màng phản quang 3M được sử dụng làm biển báo giao thông